search
menu_open
Cập nhật ngày: 11/01/2024 lúc 5:43:42 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
THÔNG BÁO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT, ĐẶT HÀNG CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2024

Sở Khoa học và Công nghệ thông báo ịnh hướng đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024 như sau:

1. Tiêu chí đề xuất, đặt hàng

Việc đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có tầm quan trọng và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn; phải lý giải được những vấn đề lý luận, thực tiễn trong sản xuất và đời sống với định hướng phát triển chung của tỉnh hoặc đáp ứng một cách thiết thực và có hiệu quả những nhu cầu cấp thiết về khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có tính khoa học, tính mới, tính sáng tạo, tính tiên tiến so với hiện trạng trên địa bàn tỉnh và có tính khả thi cao, đảm bảo thiết thực, có hiệu quả và theo hướng ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các nhiệm vụ gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có địa chỉ ứng dụng cụ thể và cam kết sử dụng kết quả tạo ra khi nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoàn thành.

- Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, công nghệ cao trong các lĩnh vực.

2. Định hướng đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024 tiếp tục bám sát các nội dung của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030… nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết của tỉnh, triển khai các nhiệm vụ có giá trị khoa học, ứng dụng và tính khả thi cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Cụ thể:

2.1. Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp:

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng tại Chương trình số 165/CTr-UBND ngày 28/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 – 2030.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp theo định hướng tại Kế hoạch số 384/KH-UBND ngày 21/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế; nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo hướng phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động sản xuất liên quan đến hợp tác xã lâm nghiệp bền vững.

- Nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch, tập trung ở các địa bàn ven biển, miền núi, đầm phá. Phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ.

- Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất các thủy sản đặc sản có giá trị tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

2.2. Lĩnh vc Khoa hc K thut

- Nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo định hướng Chương trình hành động số 120/CTr-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Ứng dụng công nghệ thông minh, trí tệ nhân tạo, tự động hóa trong các lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, giao thông, du lịch...

- Nghiên cứu phát triển vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng, vật liệu thân thiện với môi trường, công nghệ khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ thiết bị, phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường; công nghệ tái tạo năng lượng, tiết kiệm năng lượng; công nghệ cơ khí - tự động hóa trong sản xuất; các quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường (xử lý nước thải công nghiệp, nước thải làng nghề, nước thải chăn nuôi, chất thải bệnh viện…).

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng và truy xuất nguồn gốc, ứng dụng mã số mã vạch và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, công cụ quản lý tiên tiến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của tỉnh.

- Nghiên cứu các kỹ thuật, công nghệ nhằm đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng mô hình trung tâm thông tin chỉ huy và điều hành giao thông của tỉnh tích hợphệ thống điều khiển đèn tín hiệu, hệ thống giám sát, xử phạt vi phạm giao thông. Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông, bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu về giao thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

 

2.3. Lĩnh vc Khoa hc Xã hi Nhân văn

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn trong việc hoạch định, thực hiện các chủ trương, nghị quyết trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nghiên cứu giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid 19.

- Nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, hệ thống di tích lịch sử, phát huy các loại hình văn hóa dân gian truyền thống của tỉnh, giá trị nhà vườn, nhà rường cổ, phố cổ, làng cổ; nghiên cứu lịch sử, danh nhân Huế; nghiên cứu hình thành các sản phẩm văn hóa đặc sắc phục vụ du lịch, các mô hình phát triển du lịch tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch biển; nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển mỗi địa phương một sản phẩm du lịch đặc trưng, một điểm đến tiêu biểu.

- Nghiên cứu các luận cứ khoa học cho việc xây dựng hệ giá trị văn hóa Huế, con người Huế mang đậm bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, giá trị gia đình Huế trong thời kỳ mới.

- Xác lập và phát triển tài sản trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nghiên cứu tái bản Địa chí Thừa Thiên Huế.

- Nghiên cứu, nhận diện giá trị nguồn lực và vị trí của Huế trong hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

2.4. Lĩnh vực Khoa hc Y Dược

- Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh ác tính: ghép tim, ghép tế bào gốc, ghép thận, ghép gan (chú trọng từ người cho sống), ghép giác mạc, ghép tụy, tử cung, ruột non, chi; ghép đa tạng thận tụy, khối tim phổi... Ứng dụng tế bào gốc trong lĩnh vực điều trị bệnh lý tim mạch, thần kinh, ung thư… Nghiên cứu, ứng dụng các phẫu thuật ít xâm lấn, các kỹ thuật đặc biệt trong các lĩnh vực chuyên khoa; đề xuất giải pháp quản lý, dự phòng, chẩn đoán, điều trị các loại bệnh ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh mới nổi. Nghiên cứu các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược theo định hướng tại Kế hoạch số 384/KH-UBND ngày 21/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình bệnh viện thông minh, nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh, nghiên cứu xây dựng hệ sinh thái y tế thông minh, ứng dụng các thành tựu về dữ liệu bệnh tật, cơ sở dữ liệu theo dõi sức khỏe nhân dân, bệnh án điện tử trong quản lý hồ sơ bệnh án.

- Nghiên cứu, sưu tầm, thử nghiệm và áp dụng các bài thuốc cổ truyền chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân; nghiên cứu và phát triển các phương pháp kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền; ứng dụng và phát triển các phương pháp điều trị không dùng thuốc: vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu, thể dục trị liệu...

- Nghiên cứu kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nghiên cứu giải pháp khai thác kinh tế trong hoạt động y tế, nghiên cứu các mô hình gắn kết du lịch, nghỉ dưỡng với khám, chữa bệnh.

2.5. Lĩnh vc Khoa hc T nhiên

- Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển an toàn, bền vững nguồn gen cây trồng nông nghiệp, nguồn gen cây ăn quả, nguồn gen cây dược liệu, nấm dược liệu; các mẫu giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, vi sinh vật có ích có nguồn gen quý phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

-  Nghiên cứu giải pháp quản lý rủi ro thiên tai, chất lượng nguồn nước, bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu sức chịu tải của môi trường, khả năng tiếp nhận nước thải của các môi trường (ao, hồ, sông, suối,…) tại địa phương, nghiên cứu chất lượng nước khu vực, khả năng tuần hoàn nước của các loại hình sản xuất để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường khu vực.

- Nghiên cứu giám sát, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

* Lưu ý: Ngoài các vấn đề được nêu trên, các sở, ban, ngành, UBND các huyện/thị xã/thành phố, tổ chức, cá nhân có thể đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu khác mà các đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận thấy cần thiết và cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Tiếp nhận đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Trên cơ sở định hướng đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024 nêu trên, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân xây dựng Phiếu đề xuất đặt hàng, đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024 của tỉnh Thừa Thiên Huế (Mu phiếu kèm theo Thông báo này).

- Địa chỉ tiếp nhận Phiếu đề xuất, đặt hàng: Phiếu đề xuất, đặt hàng, đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ quan, đơn vị, cá nhân gửi về Sở Khoa học và Công nghệ, Tầng 3, Tòa nhà 6 tầng, Khu Hành chính tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế, đường Võ Nguyên Giáp, phường Xuân Phú, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Gửi thêm file word đến địa chỉ email: hvhuong.skhcn@thuathienhue.gov.vn).

- Thời hạn nhận Phiếu đề xuất, đặt hàng: Sở Khoa học và Công nghệ nhận Phiếu đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ tất cả các thời gian trong năm và tổng hợp đề xuất đặt hàng trong 02 đợt (Đợt 1: Tổng hợp các đề xuất nộp từ ngày 01/5/2023 đến ngày 31/3/2024 (do số lượng đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2023, đợt 2 ít nên được tổng hợp vào đề xuất năm 2024, đợt 1); Đợt 2: Tổng hợp các đề xuất nộp từ ngày 01/4/2024 đến ngày 31/7/2024).

Thông báo này và các văn bản có liên quan được đăng trên website http://detaikhoahoc.thuathienhue.gov.vn.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc cần trao đổi, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên hệ qua Phòng Quản lý khoa học, số điện thoại: 0234-3824935.

Tập tin đính kèm:
Các bài khác:
    << < 1 2 3 4 5 > >>