search
menu_open
Cập nhật ngày: 14/11/2023 lúc 9:34:24 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
THÔNG BÁO TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2023
Thực hiện Quyết định số 2623/QĐ-UBND ngày 03/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu - thử nghiệm khoa học và công nghệ của tỉnh năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2023.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo phương thức tuyển chọn

- Đề tài “Phân vùng nguy cơ, xác định độ rủi ro và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất đá do mưa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu định hướng nhằm xây dựng được bản đồ hiện trạng và phân vùng nguy cơ sạt lở đất đá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với tỷ lệ 1:25.000; Xây dựng được bản đồ phân tích, đánh giá độ rủi ro do sạt lở đất đá ở các vùng có nguy cơ cao, khu vực có dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng với tỷ lệ 1:5.000; Xây dựng được hệ thống bản đồ cảnh báo sạt lở đất theo yếu tố mưa dựa trên số liệu quan trắc mưa của các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ 1:25.000; Phần mềm cảnh báo sớm sạt lở đất đá dựa trên số liệu quan trắc tại các trạm, điểm đo mưa trên địa bàn và tích hợp trên hệ thống cảnh báo thiên tai của tỉnh; Xây dựng thí điểm hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm sạt lở đất đá tại các điểm có nguy cơ cao, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến bao gồm: (1) Bản đồ hiện trạng và phân vùng nguy cơ sạt lở đất đá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với tỷ lệ 1:25.000 được tích hợp trên GISHue; (2) Bộ bản đồ phân tích, đánh giá độ rủi ro do sạt lở đất đá ở các vùng có nguy cơ cao, khu vực có dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng với tỷ lệ 1:5.000 được tích hợp trên GISHue; (3) Hệ thống bản đồ cảnh báo sạt lở đất đá theo yếu tố mưa (lượng mưa, cường độ mưa và thời gian mưa) dựa trên số liệu quan trắc mưa của các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ 1:25.000; (4) Chương trình (phần mềm) cảnh báo sớm sạt lở đất đá theo thời gian thực theo số liệu mưa (quan trắc, dự báo) dạng WebGIS, tích hợp trên hệ thống cảnh báo thiên tai của tỉnh; (5) Hệ thống các trạm quan trắc, cảnh báo sớm sạt lở đất đá thí điểm tại các điểm có nguy cơ cao, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế; (6) Chương trình cảnh báo sớm và hệ thống các trạm quan trắc được vận hành thử nghiệm trong mùa mưa lũ năm 2024, 2025 tại Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; (7) Kế hoạch giảm nhẹ thiên tai do sạt lở đất đá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; (8) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài; (9) Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí chuyên ngành; (10) Chuyên mục truyền thông phát trên Đài truyền hình địa phương.

- Đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen dâu Truồi trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu định hướng nhằm đánh giá được thực trạng về trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến, tiêu thụ dâu Truồi tại huyện Phú lộc; Xây dựng đươc dữ liệu về đặc điểm nông sinh học, giá trị và tiềm năng phát triển của nguồn gen dâu Truồi và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển phù hợp tại huyện Phú Lộc; Tuyển chọn được ít nhất 05 cây đầu dòng; Xây dựng được vườn ươm nhân giống; Xây dựng và hoàn thiện được quy trình sản xuất cây giống, quy trình canh tác và thu hoạch, bảo quản, chế biến dâu Truồi; Xây dựng được 01 mô hình trồng mới, quy mô khoảng 1000 - 5000 m2; Xây dựng được 02 mô hình thâm canh vườn cây có sẵn, quy mô 1000 -5000 m2.

Sản phẩm dự kiến: (1) Báo cáo đánh giá thực trạng về trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến, tiêu thụ dâu Truồi tại huyện Phú Lộc; (2) Bản mô tả đặc điểm nông sinh học, giá trị, tiềm năng phát triển của nguồn gen dâu Truồi; (3) Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển phù hợp tại huyện Phú Lộc; (4) 05-10 cây đầu dòng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; (5) Vườn ươm nhân giống diện tích diện tích 200-300m2, công suất 3.000-5.000 cây giống/năm; (6) 01 mô hình trồng mới, quy mô 1000 - 5000 m2, tỷ lệ sống tối thiểu 90%; cây sinh trưởng, phát triển tốt; (7) Xây dựng được 02 mô hình thâm canh vườn cây có sẵn, quy mô 1000 -5000 m2/mô hình, hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với bình quân đại trà; (8) 02 mô hình thâm canh vườn cây có sẵn, quy mô 01-02 ha, hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với bình quân đại trà; (9) 03 quy trình: Quy trình nhân giống cây dâu Truồi; Quy trình trồng mới và chăm sóc cây dâu Truồi; Quy trình thâm canh và cải tạo vườn dâu Truồi; Quy trình thu hoạch, sở chế, bảo quản và chế biến dâu Truồi; (10) 01-02 sản phẩm từ cây dâu Truồi; (11) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài; (12) Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành; (13) Chuyên mục quảng bá trên đài truyền hình địa phương.

- Đề tài “Khảo sát hiện trạng và nghiên cứu mô hình phát triển du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu định hướng nhằm đánh giá được hiện trạng hạ tầng bến thuyền, tuyến du lịch đường thủy, phương tiện giao thông đường thủy và doanh nghiệp hoạt động trong dịch vụ đường thủy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Lựa chọn và đề xuất được mô hình phát triển du lịch đường thủy từ kinh nghiệm trong nước và nước ngoài phù hợp điều kiện tỉnh Thừa Thiên Huế; Xây dựng được mô hình quản lý thông tin mạng lưới bến thuyền và dịch vụ hỗ trợ phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Xây dựng mô hình và đề xuất hình thành 01-02 tuyến du lịch đường sông kết nối các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Huế.

Sản phẩm dự kiến: (1) Báo cáo đánh giá được hiện trạng hạ tầng bến thuyền, tuyến du lịch đường thủy, phương tiện giao thông đường thủy và doanh nghiệp hoạt động trong dịch vụ đường thủy trên địa bàn thành phố Huế; (2) Báo cáo đề xuất các mô hình dịch vụ phát triển du lịch đường thủy phù hợp điều kiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; (3) Bản đồ GIS và 3D online mạng lưới bến thuyền và tuyến du lịch phù hợp điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa phục vụ công tác quản lý, xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch đường thủy; (4) Đề xuất 01-02 tuyến du lịch đường thủy kết nối các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Huế thí điểm khai thác có tính khả thi để có thể đề xuất vận hành thực tế sau khi được các cơ quan chức năng cấp phép; (5) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài; (6) Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành; (7) Chuyên mục quảng bá trên đài truyền hình địa phương.

- Đề tài “Nghiên cứu phân lập, nhân giống và nuôi trồng nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae thu hái từ nguồn tự nhiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và bào chế một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe”.

Mục tiêu định hướng nhằm phân lập và nhân giống thành công nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae từ nguồn mẫu thu hái tự nhiên; Xác định được thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae từ nguồn nuôi trồng; Xây dựng được quy trình nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae; Xây dựng được 01-02 mô hình nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae; Xây dựng được quy trình bào chế được 01-02 sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Sản phẩm dự kiến: (1) 01 - 02 chủng nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae từ nguồn mẫu thu hái tự nhiên được phân lập; (2) Bộ dữ liệu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae từ nguồn nuôi trồng; (3) Quy trình phân lập và nhân giống nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae từ nguồn tự nhiên; (4) Quy trình nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae; (5) 01-02 mô hình nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae (quy mô từ 100-200 m2/mô hình); (6) Quy trình sản xuất/bào chế  01-02 sản phẩm từ nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae; (7) 01-02 sản phẩm từ nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae có khả năng thương mại hóa; (8) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài; (9) Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành; (10) Chuyên mục quảng bá trên đài truyền hình địa phương.

- Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch Halal trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu định hướng nhằm có được cơ sở lý luận, thực trạng, điều kiện hình thành du lịch Halal trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề xuất mô hình và chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch Halal trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Xây dựng và đề xuất được ít nhất 01 mô hình thí điểm Halal inbound tour trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến: (1) Báo cáo cơ sở lý luận, thực trạng, điều kiện hình thành du lịch Halal trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; (2) Báo cáo đề xuất mô hình và khuyến nghị chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch Halal trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; (3) Sổ tay hướng dẫn dịch vụ thân thiện du khách Halal cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; (4) Thí điểm thực tế 01 mô hình Halal inbound tour tại tỉnh Thừa Thiên Huế; (5) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài; (6) Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành; (7) Chuyên mục quảng bá trên đài truyền hình địa phương.

- Đề tài “Nghiên cứu và số hóa về hệ thống hoa văn, họa tiết trang trí trên kiến trúc, hiện vật cung đình Triều Nguyễn”.

Mục tiêu định hướng nhằm có được cơ sở dữ liệu về hệ thống hoa văn, họa tiết trang trí cung đình trên kiến trúc, hiện vật cung đình Triều Nguyễn phục vụ cho công tác lưu trữ, bảo tồn di tích và phát triển du lịch.

Sản phẩm dự kiến: (1) Bộ tài liệu số hoá hệ thống hoa văn, hoạ tiết trang trí trên kiến trúc, hiện vật cung trình triều Nguyễn (dạng hình học, chữ Hán, đồ vật, ….); (2) Cơ sở dữ liệu về hệ thống hoa văn, họa tiết trang trí cung đình trên kiến trúc, hiện vật cung đình Triều Nguyễn phục vụ cho công tác lưu trữ, bảo tồn di tích và phát triển du lịch; (3) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài; (4) Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành; (5) Chuyên mục quảng bá trên đài truyền hình địa phương.

- Dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Nhà rường Huế” cho sản phẩm nhà rường của tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu định hướng nhằm xác định được giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch và thực trạng khai thác thương mại sản phẩm Nhà rường Huế; Xác lập được quyền sở hữu công nghiệp cho điểm đến du lịch “Nhà rường Huế ” dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận; Xây dựng được hệ thống văn bản, công cụ quản lý, khai thác phát triển sản phẩm “Nhà rường Huế”; Mô hình tổ chức quản lý, khai thác và phát triển sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận được thiết lập và triển khai vận hành trên thực tế mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm dự kiến: (1) Báo cáo thực trạng khai thác giá trị thương mại sản phẩm Nhà rường Huế; (2) Báo cáo về giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch của “Nhà rường Huế”; (3) Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho điểm đến “Nhà rường Huế” được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận và cấp văn bằng bảo hộ; (4) Hệ thống văn bản về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho điểm đến “Nhà rường Huế” được ban hình; (5) Hệ thống nhận diện, công cụ, phương tiện quảng bá, phát triển nhãn hiệu chứng nhận Nhà rường Huế; (6) Mô hình tổ chức quản lý, khai thác Nhãn hiệu chứng nhận Nhà rường Huế đi vào hoạt động trên thực tế có hiệu quả; (7) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án; (8) Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành; (9) Chuyên mục quảng bá trên đài truyền hình địa phương.

- Đề tài “Phát triển dược liệu dưới tán rừng gắn với sinh kế và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Mục tiêu định hướng nhằm đánh giá được thực trạng trồng, chăm sóc, thu hoạch và tình hình tiêu thụ, sản xuất các loài cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Chuyển giao công nghệ trồng, chăm sóc, thu hoạch 03 - 05 loài cây dược liệu phù hợp để phát triển dược liệu dưới tán rừng ở Thừa Thiên Huế; Xây dựng được mô hình trồng dược liệu bản địa được lựa chọn dưới tán rừng gắn tự nhiên góp phần cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình theo hướng liên kết chuỗi giá trị.

Sản phẩm dự kiến: (1) Báo cáo thực trạng trồng, chăm sóc, thu hoạch và tình hình tiêu thụ, sản xuất các loài cây dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; (2) Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch 03-05 loài cây dược liệu phù hợp để phát triển dược liệu dưới tán rừng ở Thừa Thiên Huế; (3) Mô hình trồng 03-05 loài dược liệu bản địa được lựa chọn dưới tán rừng tự nhiên góp phần cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ tài nguyên rừng (quy mô 01-02 ha/loài); (4) Dự thảo Chương trình phát triển chuỗi giá trị dược liệu đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; (5) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án; (6) Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành; (7) Chuyên mục quảng bá trên đài truyền hình địa phương.

- Đề tài “Nghiên cứu trang trí trên lễ phục cung đình Triều Nguyễn (1802 - 1945)”.

Mục tiêu định hướng nhằm làm rõ được giá trị và ý nghĩa của từng hoa văn, họa tiết trang trí trên lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802-1945); Phục hồi nguyên trạng những trang phục cung đình Nguyễn (1802-1945) phục vụ cho việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể thông qua các lễ hội cung đình.

Sản phẩm dự kiến: (1) Báo cáo về giá trị và ý nghĩa của từng hoa văn, họa tiết trang trí trên lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802-1945); (2) Trang phục cung đình Nguyễn (1802-1945) được phục hồi nguyên trạng để phục vụ cho việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể thông qua các lễ hội cung đình; (3) Đề xuất các giải pháp bảo tồn trang trí trên lễ phục cung đình Triều Nguyễn (1802-1945); (4) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài; (5) Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành; (6) Chuyên mục quảng bá trên đài truyền hình địa phương.

Hồ sơ dự tuyển

Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn theo mẫu quy định (truy cập vào Website: http://detaikhoahoc.thuathienhue.gov.vn hoặc liên hệ qua email: htchu.skhcn@thuathienhue.gov.vn) và gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế trước 17h30, ngày 10 tháng 01 năm 2024 (gồm 10 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ gốc có dấu và chữ ký trực tiếp) để Sở chúng tôi tổ chức Hội đồng KHCN tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án theo quy định.

Hồ sơ tham gia tuyển chọn gồm các loại văn bản sau (tham chiếu từ Điều 5, Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ):

1. Hồ sơ pháp lý của tổ chức chủ trì: (1) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức chủ trì; (2) Điều lệ hoạt động của tổ chức chủ trì (nếu có);

2. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ cấp tỉnh (Biểu B1-1- ĐON);

3. Thuyết minh đề tài (Biểu B1-2a-TMĐTCN hoặc Biểu B1-2b- TMĐTXH); thuyết minh dự án KHCN (Biểu B1-2c-TMDA);

4. Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh (Biểu B1-3-LLTC);

5. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự (Biểu B1-4-LLCN);

6. Lý lịch khoa học của chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài (Biểu B1-4-LLCN), trong đó có kê khai mức lương chuyên gia (trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thuê chuyên gia);

7. Văn bản xác nhận phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh;

8. Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm, dịch vụ cần thuê để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh (thời gian báo giá không quá 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ). Báo giá được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung trước thời điểm họp thẩm định kinh phí (nếu cần);

9. Báo cáo tài chính của 02 đến 03 năm gần nhất của tổ chức chủ trì đã nộp các cơ quan quản lý theo quy định;

10. Phương án huy động vốn đối ứng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh phải có vốn đối ứng. Văn bản cụ thể cần có cho từng trường hợp trong phương án huy động vốn đối ứng như sau: (1) Đối với trường hợp sử dụng nguồn vốn tự có: Hồ sơ minh chứng tổ chức chủ trì có thể huy động được nguồn vốn tự có để thực hiện nhiệm vụ; (2) Đối với trường hợp huy động vốn từ các cá nhân/tổ chức hoặc huy động vốn góp của chủ sở hữu: Cam kết pháp lý và giấy tờ xác nhận về việc đóng góp vốn của các cá nhân/tổ chức/chủ sở hữu cho tổ chức chủ trì để thực hiện nhiệm vụ; (3) Đối với trường hợp vay tổ chức tín dụng: Cam kết cho vay vốn của các tổ chức tín dụng để thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng hạn mức tín dụng còn hiệu lực của tổ chức tín dụng đối với tổ chức chủ trì. Trước khi ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ, nếu Tổ thẩm định kinh phí có yêu cầu, tổ chức chủ trì bổ sung Hợp đồng tín dụng cho nhiệm vụ với tổng giá trị hợp đồng tín dụng đảm bảo được vốn đối ứng thực hiện nhiệm vụ;

11. Tài liệu liên quan khác, nếu tổ chức đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thấy cần thiết bổ sung làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ hoặc đơn vị quản lý cần làm rõ thông tin trong quá trình tuyển chọn và thẩm định nhiệm vụ.

Đề nghị quý đơn vị khi gửi hồ sơ tham gia tuyển chọn phải đóng gói trong túi hồ sơ có niêm phong và bên ngoài ghi rõ: tên tổ chức tham gia tuyển chọn; họ và tên cá nhân đăng ký chủ nhiệm; địa chỉ và số điện thoại liên lạc; tên dự án, dự án tham gia tuyển chọn.

Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ

Thời gian: Trước 17h30, ngày 10 tháng 01 năm 2024.

Địa điểm: Tầng 3, Tòa nhà 6 tầng, Khu Hành chính tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế, đường Võ Nguyên Giáp, phường Xuân Phú, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nộp trực tiếp tại văn thư Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc gửi qua đường bưu điện (tính theo dấu bưu điện nơi đến).

Muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế:

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 6 tầng, Khu Hành chính tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế, đường Võ Nguyên Giáp, phường Xuân Phú, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điện thoại0234.3824935

* Ghi chú:  Trong khi chưa hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tuyển chọn, tổ chức, cá nhân đăng ký tuyển chọn có quyền rút hồ sơ đã nộp để thay bằng hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đã nộp và nộp lại trong thời hạn đã quy định.
Các bài khác:
    << < 1 2 3 4 5 > >>